Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG


PHÒNG GD&ĐT BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HAI


BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Thực trạng – Nguyên nhân
và Giải pháp ngăn chặn





Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Những hình ảnh cảm động về Trường Sa thân yêu

Ngày mới trên đảo Đá Tây, thật thanh bình và yên ả…. Phóng viên ảnh Hoàng Chí Hùng – chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh Du Lịch TP.HCM nói trong cảm xúc: “Có đến đây, mới cảm nhận hết vẻ đẹp non sông, gấm vóc Việt Nam. Cảm xúc chủ quyền đất nước trong lòng như đang sôi sục….”.















Đảo An Bang hiện đại nằm chơi vơi giữa trời, biển xanh ngắt một màu. Bước chân của Hoàng Chí Hùng đã đặt chân lên vùng đất thiêng liêng, đang thay da, đổi thịt từng ngày này. Anh đã đi qua các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: An Bang, Đá Tây, Đá Nam, Phan Vinh, Lưu Luyến, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn. Bằng tình yêu đất nước của đứa con mang trong người dòng máu Lạc Hồng, anh đã có những giây phút thăng hoa cảm xúc, thu vào ống kính những hình ảnh tuyệt đẹp của đất, trời, biển….















Đảo Đá Nam vươn mình phát triển nơi đầu sóng, ngọn gió.















Đảo Phan Vinh can trường trong gió bão.















Khung cảnh trù phú trên đảo Trường Sa Lớn














“Cô gái” Sơn Ca nằm nghiêng mình giữa trời, biển, duyên dáng và đẹp tinh khiết như trong cổ tích.












Đảo Sinh Tồn hiện ra thơ mộng.













Những căn nhà tường, ngói đỏ khang trang, thấp thoáng giữa màu xanh cây trái trù phú trên đảo Song Tử Tây.















Cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Trường Sa Lớn.

Trước đây, đảo Nam Yết chỉ bạt ngàn dừa, mu u, nhào, phong ba và là nơi nhiều loài chim biển sinh sống. Bàn tay cần cù của con người đã xây dựng nên một hòn đảo sạch đẹp, trong lành như ngày nay.












Tàu HQ996, làm nhiệm vụ chuyên chở nước ngọt, lương thực, thuốc men và cả tình người, là chiếc cầu nối giữa đất liền và các đảo.















Cột mốc thiêng liêng, khẳng định chủ quyền tổ quốc trên đảo Nam Yết.

Buổi chiều yên bình tại khu vực quần đảo Hoàng Sa...















Đảo Trường Sa Đông

Cô giáo xả thân cứu học trò

TT - Hàng trăm người Trung Quốc đã tụ tập tại Bệnh viện ĐH Y dược Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, để đóng góp tiền ủng hộ cô giáo Trương Lệ Lị - người bị nghiến nát đôi chân khi xả thân cứu học trò của mình.

 Cô Trương hiện đã thoát khỏi tình trạng hôn mê nhưng sức khỏe vẫn chưa ổn định - Ảnh: CNR

Tính đến 16g ngày 17-5, số tiền ủng hộ cô giáo 29 tuổi này đã lên đến 2,26 triệu nhân dân tệ (360.000 USD).
Lúc 8g38 ngày 8-5, một chếc xe khách lao thẳng về phía hai em học sinh Trường THCS Giai Mộc Tư đang chuẩn bị lên xe buýt của trường. Bất chấp nguy hiểm, cô Trương, đứng cách đó 1m, dùng thân mình đẩy hai học sinh thoát chết. Còn cô...
Biết được câu chuyện xả thân cứu học trò của cô Trương, hàng triệu cư dân mạng đã gọi cô là “cô giáo đẹp nhất”, và ngày 14-5 Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phong tặng cô danh hiệu “Nhà giáo ưu tú toàn quốc”.
ĐÔNG PHƯƠNG (Theo THX, Chinanews)

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Kỹ năng mềm - Quyết định 75% sự thành đạt

Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là nhằm kiểm tra kỹ năng "mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.

Thế nào là kỹ năng mềm?
- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
- Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Every 2nd Thursday):
1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan
Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó chứ?
-Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
-Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.
2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể
Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?
- Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.
- Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.
3. Giao tiếp hiệu quả
Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
-Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:
+ Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
+ Đừng tỏ ra bồn chồn.
+ Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.
+ Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề.
+ Phát âm một cách chính xác.
+ Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường.
- Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.
4. Tự tin:
Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng?
- Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.
5. Mài dũa kỹ năng sáng tạo
Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?
- Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
-Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.
6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp?
- Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác
- Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.
- Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.
8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm
Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay "nhường phần" cho người khác?
-Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.
-Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.
9. Có cái nhìn tổng quan
- Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.
Học kỹ năng "mềm" ở đâu?
Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng "mềm" là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết

ĐV: Huỳnh Văn Tài sưu tầm
Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa
vào sách giáo khoa
GS - Viện sĩ Phan Huy Lê
GS - Viện sĩ Phan Huy Lê
GS - Viện sĩ Phan Huy Lê (ảnh) - Chủ tịch Hội Sử học VN, khẳng định việc chưa cập nhật nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông là hụt hẫng rất đáng tiếc.
Xin ông cho biết việc giáo dục chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho học sinh (HS) trong môn lịch sử hiện nay đã được thực hiện ra sao?
Cho đến nay, nội dung này chưa có trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử cấp phổ thông. Đây là hụt hẫng rất đáng tiếc. Trong SGK của bất kỳ nước nào cũng vậy, quá trình hình thành xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội dung bắt buộc trong môn lịch sử.
Theo ông, nếu chỉ dạy về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho HS những địa phương ở Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đà Nẵng thì đã hợp lý chưa? Có cần dạy cho HS cả nước về vấn đề này hay không và nội dung như thế nào là hợp lý?
Lịch sử dân tộc không có gì khác hơn là cuộc sống của cộng đồng cư dân, cộng đồng các dân tộc diễn ra trong không gian và thời gian. Không gian địa lý đó chính là lãnh thổ của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, theo tôi, chủ quyền biển, đảo cần gắn với lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của quốc gia. Đó là một nội dung của lịch sử dân tộc. Trong nội dung này cần đặc biệt chú ý đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa vì tính thời sự và yêu cầu trang bị hiểu biết khoa học kịp thời cho thế hệ trẻ. Nội dung này phải có trong SGK môn sử của cả nước, không riêng một địa phương nào.
 Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa nd1
Học sinh Trường tiểu học Trần Cao Vân (TP.Đà Nẵng) tìm hiểu về biển, đảo trong giờ ngoại khóa - Ảnh: Diệu Hiền
Đối với một số địa phương có trách nhiệm trực tiếp như Đà Nẵng với huyện đảo Hoàng Sa, Khánh Hòa với huyện đảo Trường Sa, Quảng Ngãi với đảo Lý Sơn - nơi xuất phát của đội Hoàng Sa..., thì có thể bổ sung thêm một số tư liệu quan hệ với địa phương trong phần giảng dạy của thầy, cô giáo.
Với những đòi hỏi bức thiết như hiện nay, theo ông nếu chờ đến sau năm 2015, khi thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới cân nhắc việc đưa nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy cho HS cả nước như một số ý kiến thì có phù hợp không?
Việc biên soạn lại SGK rõ ràng cần có thời gian để nghiên cứu, xác định lại vị thế, yêu cầu môn học, xây dựng lại chương trình. Vì thế, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015 mới có SGK mới. Tuy nhiên, tôi cho rằng không thể chờ đợi đến lúc biên soạn lại SGK mới, mà ngay từ bây giờ cần bổ sung vào nội dung môn sử.
Là một người luôn đề cao và nhấn mạnh việc phải tôn trọng sự thật của lịch sử, vậy theo ông, việc đưa nội dung giáo dục lịch sử về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cần đề cập tới vấn đề gì bức thiết nhất để HS vừa hiểu được thực tế vừa tăng thêm ý thức về chủ quyền dân tộc?
Tôi nghĩ vấn đề rất rõ ràng. Cần trình bày một cách khách quan và khoa học, nêu lên quá trình lịch sử cùng các luận cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển, đảo. Dĩ nhiên cần lựa chọn tư liệu và cách trình bày cho phù hợp với nhận thức của HS. Theo tôi, nên viết về chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa trong nội dung bao quát cả lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất của quốc gia. 
Với tư cách là người đứng đầu Hội Sử học VN, xin ông cho biết Hội đã và sẽ đề xuất những vấn đề gì để Bộ GD-ĐT có sự quan tâm xứng đáng và hành động kịp thời hơn trong việc đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy cho HS?
Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền. Tôi rất mừng là cho đến nay, chưa thấy ai phản đối kiến nghị đó, nhiều người ủng hộ.
Vấn đề đặt ra là việc tổ chức thực hiện như thế nào? Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên mời một số chuyên gia biên soạn tài liệu bổ sung vào SGK gồm tài liệu cho HS và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên. Trong lớp tập huấn giáo viên thường tổ chức vào mùa hè nên đưa nội dung này vào chương trình tập huấn.

Nên giảng dạy từ tiểu học
Muốn nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có cách nào tốt hơn là phải đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp bậc học một cách bài bản. Ở mỗi cấp học sẽ giáo dục với một mức độ khác nhau, nâng dần nhận thức lên theo mỗi lứa tuổi. Theo tôi, ngay từ cấp tiểu học, HS đã cần được giới thiệu về các quần đảo này.
Luật Biển VN sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới (dự kiến khai mạc vào 21.5 - NV) là một căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng luật này cần nêu rõ trách nhiệm của ngành GD-ĐT trong việc xây dựng tài liệu và đưa vào giảng dạy, học tập chính khóa ở tất cả các bậc học để giúp thế hệ trẻ VN hiểu rõ và sâu sắc hơn các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là về chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Sau khi luật Biển được thông qua, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ có kiến nghị và sẵn sàng phối hợp, trao đổi với Bộ GD-ĐT để sớm đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy một cách có hiệu quả hơn.
Ông Lê Như Tiến
(Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội
Bạo lực học đường tại trường tiểu học vùng sâu 
Bạo lực học đường trong thời gian qua luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Khi nhắc đến bạo lực học đường thì người ta nghĩ ngay đến các trường ở trung tâm thành phố và ở các cấp học lớn như THCS hay PTTH. Vậy mà mới đây, bạo lực học đường cũng đã xảy ra tại một trường tiểu học vùng nông thôn thuộc xã Phú Lộc huyện Tam Bình
Thông tin được xác nhận từ cô Lê Kim Hạnh, quyền Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Lộc A thì vụ việc đã xảy ra liên tiếp trong hơn 2 tháng qua. Lớp 4B có 20 học sinh, thì có 14 em bị 4 bạn cùng lớp bạo hành. Hàng ngày, trước giờ vào lớp và vào giờ ra chơi thì 4 học sinh này phân công 2 học sinh khác đứng canh, sau đó dùng thước dài đánh liên tiếp vào người các học sinh còn lại. Mỗi lần đánh hàng chục roi, thậm chí có học sinh cho biết còn bị đánh đến 50 roi. Ông Nguyễn Minh Quang, Trưởng Công an xã Phú Lộc – Tam Bình cho biết:“Qua xác minh thì do các em này xem phim ảnh. Từ việc xem phim mà các em này có ý tưởng làm đại ca trong băng nhóm do các em này tổ chức. Cũng từ phim ảnh mà mình thấy nó cũng ảnh hưởng đến xã hội như các em đã biết tổ chức biết cho người canh gác để khi có thầy cô hoặc bảo vệ đến thì chạy lên báo cho các em này biết.” Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Trưởng ấp Cây Điều – Phú Lộc – Tam Bình: “Các em dù nhỏ tuổi nhưng e-kíp làm khá hoàn chỉnh. Các em có người đánh, rồi cho người gác cửa khi thầy cô tới thì các em bảo ngưng. Các em đánh trong thời gian trước khi vào học 15 phút và giờ ra chơi.” Sau khi xảy ra sự việc trên, ngày 15/5 nhà trường đã mời tất cả phụ huynh và chính quyền địa phương đến để tìm hướng giải quyết, nhằm có biện pháp giáo dục đối với 4 học sinh bạo hành bạn, bên cạnh đó để các em học sinh khác an tâm trong quá trình học tập và tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra sau này. Theo cô Lê Kim Hạnh, Quyền Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Lộc A – Phú Lộc – Tam Bình:“Ở đây có sai sót là thiếu quan tâm. Bên nhà trường có hướng xử lý là cam kết của giáo viên, cam kết của các phụ huynh có con đánh bạn hứa khắc phục và tụi em cũng tổ chức sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền giáo dục các em nâng cao nhận thức, để phụ huynh và các em cũng an tâm để học. Nhà trường cũng tổ chức đến từng gia đình bị đánh đến thăm hỏi và động viên về mặt tinh thần và vật chất, đi đến từng nhà thì thấy gia đình cũng ổn thỏa,cũng yên tâm.” Điều đáng nói là bạo lực học đường đã diễn ra liên tiếp hơn 2 tháng qua mà cô chủ nhiệm lớp 4B, Ban giám hiệu Trường tiểu học Phú Lộc A cũng như các bậc phụ huynh không hề hay biết. Vấn đề này một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo bạo lực học đường đã len lỏi đến cả vùng nông thôn sâu và trẻ hóa đến cả cấp tiểu học. Sự việc xảy ra tại trường Tiểu học Phú Lộc A thật sự đã gây ra sự bất ngờ không chỉ trong giới giáo dục nhà trường mà còn bất ngờ cả trong nhân dân. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để các bậc thầy cô giáo có sự giám sát quản lý chặt chẽ học sinh của mình hơn. Đồng thời bên cạnh đó thì nhà trường và phụ huynh cũng phải có sự kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục các em. Mong sao những sự việc đau lòng như thế này không xảy ra nữa

ĐV: Huỳnh Văn Tài sưu tầm

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

          Bác Hồ – Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới, một nhà cách mạng lỗi lạc – nhà chiến lược đại tài và là ông bụt hiền hòa, nhân hậu của thiếu niên nhi đồng. Sinh thời, Bác rất yêu quý thiếu nhi. Bác cho rằng thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước; sẽ giúp dân tộc Việt Nam bay cao, vươn xa ra tầm thế giới: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không riêng gì cho người lớn, cán bộ, đảng viên mà các em thiếu niên nhi đồng cần phải học tập và làm theo. Song song với phong trào phấn đấu để đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” thì cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thời gian qua đả tác động rất lớn đến các em thiếu nhi học tập và làm theo. Trong số các em thiếu nhi ấy, ở quận Tân Phú có một tấm gương học tập và làm theo lời Bác để vượt lên chính mình trong học tập, trong cuộc sống, em luôn luôn gương mẫu, nhớ và thực hiện đúng những điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng, đó chính là em Lê Thị Mỹ Trinh, học sinh lớp 5/6 – trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
Hoàn cảnh của em Lê Thị Mỹ Linh rất đáng thương, em không được may mắn, thiếu sự chăm sóc, gần gũi của cha mẹ như những đứa trẻ khác nữa, vì cha mẹ em đã ly dị. Hàng ngày em được bà dì hoặc người anh trai chở bằng chiếc xe đạp cũ đến trường, bữa điểm tâm của em thường là nắm xôi hoặc gói mì khô; khi nhìn thấy các bạn được cha mẹ chở đến trường, bất chợt tôi thấy ánh mắt của em sáng lên và gương mặt ngây thơ pha một chút buồn buồn, tủi tủi… em bước vào trường.
Thời gian cứ trôi, em tập dần thói quen không khóc; em và anh trai sống chung với bà dì, bà cô. Học phí, tiền mua sách, vở … của hai anh em đều nhờ vào thu nhập từ quán cóc bên đường và tiền đi làm mướn của bà dì. Khó khăn là vậy nên em hiểu được sự cực khổ của bà, cứ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần sau khi học bài em thường phụ giúp bà bán quán, cố gắng học bài thật thuộc, thật nhanh để tranh thủ phụ bà, tuy khó khăn nhưng đến trường không bao giờ thấy em em không thuộc bài, ngoài ra em cũng rất tích cực tham gia sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường – nơi giúp em tự tin và nghị lực hơn.
Có lần tôi lên lớp tìm em để lấy thêm thông tin từ em để bổ sung vào danh sách học sinh nhận học bổng. Không thấy em, mà em cũng chưa xin phép giáo viên nghỉ học, tôi vội đến nhà em – một ngôi nhà nhỏ chỉ 15m2 thì biết em đã vào bệnh viện Nhi đồng với căn bệnh thường xuyên của mình. Từ đó tôi mới biết sức khỏe em rất yếu, sổ mũi, ho, viêm họng … những bệnh mà chúng ta coi là thường … thì lại khiến em phải thường xuyên nhập viện. Thế đấy, hoàn cảnh em là thế nhưng em có nghị lực phi thường. Có lần tôi thử hỏi về ba mẹ, em buồn nhưng không khóc, em chấp nhận sống chung với sự thật đó và từng ngày phấn đấu vươn lên; 4 năm liền là học sinh giỏi và cũng là 4 năm liên tục đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp trường, đặc biệt năm học 2008 – 2009 em được tuyên dương trong Liên hoan Cháu ngoan Bác Hồ cấp Quận, em được bạn bè yêu mến, được bầu vào Ủy viên Ban chỉ huy Liên Đội Phan Chu Trinh. Em sẽ là một trong nhiều chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ tiếp nối cha anh mà phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân như lời Bác căn dặn: “Đảng và Chính phủ, nhân dân ta rất mong muốn các cháu ngày càng tiến bộ, học tập được nhiều kết quả để mai sau phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bác luôn theo dõi sự tiến bộ của các cháu. Bác mong các cháu có nhiều thành tích mới báo cáo Bác”.
Em Lê Thị Mỹ Trinh xứng đáng là con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ – đội viên Thành phố mang tên Bác;

Thiếu nhi là mầm xanh đất nước, là chủ nhân tương lai như lời Bác dạy. Vì thế chúng ta hãy quan tâm, nâng đỡ các em. Sự quan tâm của chúng ta có thể là nguồn động lực cho các em phấn đấu; hãy thắp sáng niềm tin cho các em bằng những hành động cụ thể, hãy tạo nhiều nguồn học bổng nhiều hơn nữa như chúng ta đã làm. Khi chúng ta quan tâm đến thiếu nhi cũng là đang thực hiện trách nhiệm “… hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Có thể nói cuộc đời Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là cả một pho từ điển mà bất cứ ai, bất cứ khi nào ta có dịp mở ra đều có thể tự soi mình và tìm cho mình một câu trả lời đầy ý nghĩa.
Riêng với bản thân tôi dù có cảm phục đến đâu cũng không thể diễn tả hết bằng suy nghĩ của mình trong một ngày một giờ. Nên chăng hãy gom nhặt những gì đã học được qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để làm vôn sống cho ta sau này.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Chi Đoàn Trường THCS Tân Thới Hòa quyết tâm học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại