Thầy giáo NGUYỄN VĂN CẢI
Giáo viên trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi, TPHCM
Giáo viên trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi, TPHCM
LỚN LÊN TỪ RAU, ỐC VÀ NHỮNG TẤM LÒNG.
“Tôi quan tâm… bởi tôi đã từng được quan tâm”
“Tôi quan tâm… bởi tôi đã từng được quan tâm”
Đến Củ Chi dò đường tìm hỏi nhà thầy Nguyễn Văn Cải, chúng tôi không ngạc nhiên lắm khi thấy người dân ở ấp Phước An, xã Phước Thạnh dọc tỉnh lộ 7 ai ai cũng biết về thầy. Bởi lẽ ở vùng quê nghèo này, thầy chính là một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo và tinh thần hiếu học.
Gặp thầy Cải vào thời điểm chuẩn bị cho năm học mới thật khó bởi bao công việc cứ vây quấn lấy thầy. Thầy giáo Cải hiện là giáo viên dạy văn của trường Quang Trung, huyện Củ Chi, ngôi trường nằm ở vùng sâu nhưng tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp vừa qua đạt 98,61%.
Người học trò nghèo hiếu thảo
Ngay từ lúc lọt lòng đã không biết mặt ba là ai, mẹ lại mắc bệnh tâm thần. Cải sống cùng mẹ và chị trong căn chòi lá của bà cố để lại ở tổ 2, ấp Lào Táo Trung, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi. Có thể nói tuổi thơ của Cải là sự tiếp nối của chuỗi tháng ngày dài cơ cực, vất vả và thiếu thốn. Chị gái đã phải nghỉ học khi vừa lên lớp năm để đi làm thuê kiếm sống. Riêng Cải tuy vất vả với bao công việc để kiếm tiền xoay xở áo cơm nhưng quyết tâm học để sau này giảm bớt cái nghèo cho gia đình. Sáng nhổ mạ, cấy lúa; chiều trỉa đậu, nhổ đậu; mùa hè đêm ngủ ngoài đồng, đi chăn vịt mướn, là một trong số những “nghề” mà cậu bé Cải trải qua trong tuổi thơ của mình.
Yêu nghề giáo từ một kỷ niệm
Trong buổi giao lưu với các em
học sinh, thầy giáo Nguyễn Văn Cải luôn bồi hồi khi nhắc đến những kỷ
niệm tuổi thơ nghèo khó và hình ảnh cô giáo Hằng tận tâm lo cho mình đi
học
Trong cuộc đời khốn khó, Cải có những cột mốc, những sự kiện tạo nên những bước ngoặt khiến anh không thể nào quên.Sinh năm 1977nhưng đến năm 1980 Cải mới vào lớp một. Do mẹ bệnh Cải phải học trễ ba năm. Vậy mà đến khi chuẩn bị lên lớp bốn, cơ hội để Cải đến trường hầu như… bế tắc khi thì mẹ trở bệnh nặng, chị gái cũng vì bệnh mà thất nghiệp.
Cải bồi hồi nhớ lại: "Tôi nhớ như in cái ngày tựu trường năm lớp 4, tôi không đến trường mà nằm ở nhà khóc sưng mắt. Buồn lắm, nhưng chị bệnh, mẹ bệnh, cả gia đình phải thường xuyên ăn củ mì, rau chóc, rau chồn, gạo còn không có ăn thì lấy đâu ra tiền để đóng học phí. Ngày nhập học, đó là ngày 04.09, không thấy cậu học trò Nguyễn Văn Cải đến lớp, cô Trần Thị Hằng - chủ nhiệm mới, sau khi tìm hiểu hoàn cảnh đã nhắn tôi đến trường. Cô dùng tiền lương để đóng học phí cho tôi, mua thiếu dụng cụ học sinh cho tôi. Cô lại mượn (lẽ ra phải mua hoặc thuê) sách giáo khoa của trường cho tôi học …”
Anh kể tiếp: “Cô giáo Hằng là hàng
xóm của tôi. Tôi biết nhà cô nghèo, chồng thất nghiệp. Cô phải một buổi
đi dạy, một buổi đi làm thuê nuôi chồng, con. Kể từ lần được cô giúp
đỡ, tôi như được “đổi đời”, không có cô chắc tôi đã phải nghỉ học”.
Hình ảnh cô giáo Hằng cao đẹp đã thắp lên trong lòng Cải tình yêu nghề sư phạm sâu sắc. Kể từ giây phút đó, Cải tâm nguyện phải học cho thật giỏi, lớn lên làm giáo viên để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn như cô Hằng đã từng giúp anh. Lòng anh tự nhủ phải học và học với quyết tâm sắt đá.
Mười năm học bên ngọn đèn dầu và đậu ba trường đại học
Kể về Cải của ngày xưa, thầy Lê Đình Hoe, hiệu trưởng trường THPT Quang Trung, từ năm 1989 đến nay, cho biết: “Đến giữa năm lớp 10, nhà trường mới phát hiện trường hợp khó khăn của Cải. Chúng tôi không thể nào kềm lòng trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em. Mẹ thì bệnh tâm thần., chị đã lập gia đình nhưng cũng rất nghèo và mang bệnh. Cải phải làm đủ thứ việc để lo cuộc sống, vừa giúp mẹ, chị vừa nuôi bản thân ăn học. Khi chúng tôi đến thăm thì thấy Cải cùng gia đình phải dọn ra ở trong một mái nhà tranh nhỏ vì căn nhà tình thương của gia đình cũng sắp sập. Trong nhà hoàn toàn không một vật dụng nào đáng giá. Cải phải sử dụng cái giường đóng nẹp tre làm bàn học. Chỗ ở của em không phải là nhà mà là cái chòi thì đúng nghĩa hơn. Trong khi mọi hộ gia đình chung quanh đều có điện sử dụng thì gia đình Cải chỉ thắp đèn dầu, và Cải đã mười năm trời học tập dưới ánh đèn dầu đó”.
Hình ảnh cô giáo Hằng cao đẹp đã thắp lên trong lòng Cải tình yêu nghề sư phạm sâu sắc. Kể từ giây phút đó, Cải tâm nguyện phải học cho thật giỏi, lớn lên làm giáo viên để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn như cô Hằng đã từng giúp anh. Lòng anh tự nhủ phải học và học với quyết tâm sắt đá.
Mười năm học bên ngọn đèn dầu và đậu ba trường đại học
Kể về Cải của ngày xưa, thầy Lê Đình Hoe, hiệu trưởng trường THPT Quang Trung, từ năm 1989 đến nay, cho biết: “Đến giữa năm lớp 10, nhà trường mới phát hiện trường hợp khó khăn của Cải. Chúng tôi không thể nào kềm lòng trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em. Mẹ thì bệnh tâm thần., chị đã lập gia đình nhưng cũng rất nghèo và mang bệnh. Cải phải làm đủ thứ việc để lo cuộc sống, vừa giúp mẹ, chị vừa nuôi bản thân ăn học. Khi chúng tôi đến thăm thì thấy Cải cùng gia đình phải dọn ra ở trong một mái nhà tranh nhỏ vì căn nhà tình thương của gia đình cũng sắp sập. Trong nhà hoàn toàn không một vật dụng nào đáng giá. Cải phải sử dụng cái giường đóng nẹp tre làm bàn học. Chỗ ở của em không phải là nhà mà là cái chòi thì đúng nghĩa hơn. Trong khi mọi hộ gia đình chung quanh đều có điện sử dụng thì gia đình Cải chỉ thắp đèn dầu, và Cải đã mười năm trời học tập dưới ánh đèn dầu đó”.
Nghe thầy Cải (thứ hai từ trái
qua) kể về tuổi thơ vất vả mà thầy đã trải qua, các em học sinh trường
THPT Bình Khánh đồng cảm nhiều với thầy vì phần lớn các em có hoàn cảnh
khó khăn và phải lao động phụ giúp gia đình
Cảm thương người học trò giỏi, tuy
nghèo mà hiếu học, các thầy cô trường Quang Trung bàn tính cách hỗ trợ.
Nhân dịp trường thay đường dây mới, nhà trường đã lấy dây cũ, mua bóng
đèn và các thiết bị cần thiết đồng thời xin ban quản lý ấp miễn tiền
điện thế chân để mang “ánh sáng” về cho Cải. Và cũng từ đó, Cải được
nhà trường miễn 100% tiền học phí.
Thế rồi không phụ lòng đùm bọc, cưu mang của bà con lối xóm, của thầy cô, của bạn bè, Cải đã phấn đấu học tập và tham gia các hoạt động phong trào rất tích cực. Suốt 12 năm học phổ thông, Nguyễn Văn Cải luôn đạt học sinh giỏi và nhiều năm đứng nhất lớp và hai năm làm Bí thư Đoàn trường. Đến kỳ thi đại học, Cải đậu vào ba trường đại học: Trường đại học Sư phạm TPHCM , trường Đại học Luật và trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, Cải suy nghĩ nhiều lắm. Cuối cùng, Cải quyết định chọn đại học Sư phạm làm con đường đi cho mình. Hình ảnh cô giáo Hằng, chủ nhiệm năm lớp 4 cùng với tấm lòng cưu mang dạy dỗ của các thầy cô đã xây dựng nên trong tâm hồn và suy nghĩ của Cải sự cao quý của nghề dạy học. Cải quyết định sẽ tiếp bước con đường của thầy cô để trở thành một thầy giáo, sau này về dạy lại con em của quê hương mình như là cách đền đáp một phần công lao của thầy cô đã giúp đỡ cho anh từ thời tiểu học.
Thế rồi không phụ lòng đùm bọc, cưu mang của bà con lối xóm, của thầy cô, của bạn bè, Cải đã phấn đấu học tập và tham gia các hoạt động phong trào rất tích cực. Suốt 12 năm học phổ thông, Nguyễn Văn Cải luôn đạt học sinh giỏi và nhiều năm đứng nhất lớp và hai năm làm Bí thư Đoàn trường. Đến kỳ thi đại học, Cải đậu vào ba trường đại học: Trường đại học Sư phạm TPHCM , trường Đại học Luật và trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, Cải suy nghĩ nhiều lắm. Cuối cùng, Cải quyết định chọn đại học Sư phạm làm con đường đi cho mình. Hình ảnh cô giáo Hằng, chủ nhiệm năm lớp 4 cùng với tấm lòng cưu mang dạy dỗ của các thầy cô đã xây dựng nên trong tâm hồn và suy nghĩ của Cải sự cao quý của nghề dạy học. Cải quyết định sẽ tiếp bước con đường của thầy cô để trở thành một thầy giáo, sau này về dạy lại con em của quê hương mình như là cách đền đáp một phần công lao của thầy cô đã giúp đỡ cho anh từ thời tiểu học.
Trò chuyện với các em học sinh
trường Trung Phú - Củ Chi, những tâm tình của thầy Cải được các em cảm
nhận sâu sắc "phải học thật tốt để mai này làm việc góp sức xây dựng Củ
Chi anh hùng của chúng ta tiến bộ cùng sự phát triển của thành phố Hồ
Chí Minh"
Cuộc đời của Cải bắt đầu một trang
mới. Anh rời làng quê với lòng quyết tâm đi tiếp con đường mà mình mơ
ước. Hành trang theo anh là kí ức về những năm tháng nhọc nhằn không
bao giờ có thể quên và những tấm lòng nhân ái đã luôn nâng đỡ mỗi khi
anh sắp gục ngã. Lúc ấy có nhiều bài báo đã viết về anh như một tấm
gương điển hình của tinh thần vượt khó học tập. Nhà báo Tố Oanh gọi
“Nguyễn Văn Cải - lớn lên từ rau, ốc và những tấm lòng”. Báo Người Lao
Động lại viết về anh “Cậu bé chăn trâu với ước mơ trở thành thầy giáo”.
Tất cả những sự ví von, hình ảnh đó đều đúng với anh. Anh đã từng trải
qua thời kì nhiều ngày không có gì để ăn. Cả gia đình phải ăn độn bằng
rau chốc, rau chồn với khoai mì và cua đồng… để trừ cơm. Được hàng xóm
cho một tô cơm cháy chị anh đã nghĩ ra cách dùng tô cơm ấy nấu cháo để
cả gia đình cùng ăn. Và cũng những năm tháng còn là cậu học sinh tiểu
học Cải đã đi ở đợ, chăn trâu, kiếm miếng cơm bỏ bụng.
Rời làng quê nhưng anh luôn mong ngày trở lại để thực hiện những gì mình đã tâm niệm, để báo đáp những tấm lòng mà từ đó anh lớn lên.
Rời làng quê nhưng anh luôn mong ngày trở lại để thực hiện những gì mình đã tâm niệm, để báo đáp những tấm lòng mà từ đó anh lớn lên.
Trở về mái trường xưa…

Thầy giáo Nguyễn Văn Cải (trái) và thầy hiệu trưởng trường THPT Quang Trung
Để đến được cổng trường tiểu học và trung học đối với Cải đã là vô cùng cam go nhưng để đi hết được những năm tháng đại học Cải ại càng cơ cực gấp bội phần. Lúc Cải học đại học, mẹ lại trở bệnh. Được sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Hoàng Năng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, mẹ Cải đã được vào bệnh viện Biên Hòa chữa bệnh không tốn tiền.
Kể về những tháng năm ngồi ghế giảng đường, thầy giáo Cải cho biết: “Tôi cảm thấy may mắn hơn các bạn khác bị tật nguyền, mồ côi vất vả không nơi nương tựa, không được đến trường. Năm 1999, tôi vào đại học, thông qua Đoàn trường Quang Trung và Sở Giáo dục - Đào tạo có giới thiệu nhận học bổng khuyến tài của thành phố, khi ấy có năm sinh viên được nhận 1.200.000đ/học bổng và cấp trong suốt quá trình học đại học. Khi vào đại học, anh chị phân công tôi là Phó Bí thư Đoàn trường kiêm chủ tịch Hội sinh viên. Ngoài việc học tập, nghiên cứu khoa học, tôi cũng tham gia phong trào tổ chức xây dựng Đoàn, Hội; quan tâm đến việc giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tôi được đi học là từ tập thể thầy cô, bạn bè. Cho nên, khi đi học, tôi có thể làm được cái gì cho tập thể là sẽ làm hết sức mình. Khi tốt nghiệp đại học, nhiều nơi mời gọi làm việc nhưng tâm nguyện của tôi, ở nơi nào mình cũng làm công tác giáo dục, ở nơi nào mình cũng có điều kiện giúp đỡ học trò. Tôi nghĩ, quê mình còn nghèo lắm, còn rất nhiều các em học sinh gặp khó khăn nên tôi quyết định quay về ngôi trường xưa Quang Trung, để cùng với thầy cô cũ làm công tác giúp đỡ các bạn nghèo có điều kiện đến trường”.
Thế là gạt bỏ tất cả những lời mời, những cơ hội mang đến cuộc sống thoải mái hơn cho mình, người học trò nghèo Nguyễn Văn Cải, bây giờ là thầy giáo Nguyễn Văn Cải, trở về mái trường xưa, ngôi trường Quang Trung ở huyện Củ Chi, để mong cống hiến sức mình cho nơi đã yêu thương đùm bọc mình.
Ngay năm đầu tiên về, thầy Cải vừa dạy Văn vừa làm trợ lý thanh niên. Tiếp nối truyền thống của thầy cô về việc giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học cũng như qua sự trải nghiệm bản thân vươn lên từ nghèo khó, Cải đã thành lập Câu lạc bộ Khuyến tài cho Hội Khuyến học TPHCM cũng như tham mưu trực tiếp cho thầy Lê Đình Hoe, hiệu trưởng trường Quang Trung thành lập Hội Khuyến học trường THPT Quang Trung.
Chính thức thành lập vào tháng 12-2002, Hội Khuyến học trường THPT Quang Trung là Hội Khuyến học cấp trường đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trường chăm lo các em học sinh nghèo hiếu học từ sự vận động các Mạnh Thường Quân, kể cả du học sinh ở nước ngoài và thầy Nguyễn Văn Cải là một trong những người nhiệt huyết nhất của Hội.
Thầy Cải tâm sự: “Từ lúc còn là học trò, tôi đã quan tâm đến việc giúp bạn vượt khó. Có phong trào này sẽ giúp các bạn khó khăn cùng vươn lên như tôi. Nếu không có sự hỗ trợ này các em sẽ bỏ học ngay thời phổ thông. Kết quả bước đầu cho thấy, nhờ sự hỗ trợ của Hội khuyến học nhà trường, nhiều em vượt qua khó khăn, thi đỗ vào đại học như: Trần Thị Liên, Trần Lê Trung Hiếu... “.
Mô hình Hội Khuyến học cấp trường đầy ý nghĩa và mang tính thiết thực này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ thầy cô, cán bộ trong nhà trường đến các Việt kiều, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm khi biết được thông tin qua báo chí. Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Quỹ đã xây dựng được 13 căn nhà tình thương dành cho học sinh nghèo của trường, cấp học bổng hơn 500 triệu đồng cho khoảng năm trăm học sinh, tặng 20 chiếc xe đạp và dụng cụ học tập, quà lễ, tết….Đó chính là nguồn động viên tinh thần để cho các em có hoàn cảnh khó khăn an tâm học tập tốt.
Trở về trường xưa, thầy giáo Nguyễn Văn Cải không chỉ chăm lo cho hoạt động chuyên môn mà còn rất nhiệt tình, năng nổ tham gia mọi hoạt động để xây dựng trường, chăm lo cho các em học sinh. Giảng dạy rất tốt, hai năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và ngành, nhiều năm liền được Trung ương Đoàn tặng bằng khen, là Đảng viên trẻ của chi bộ trường.

Thầy giáo Nguyễn Văn Cải (trái) và thầy hiệu trưởng trường THPT Quang Trung
Để đến được cổng trường tiểu học và trung học đối với Cải đã là vô cùng cam go nhưng để đi hết được những năm tháng đại học Cải ại càng cơ cực gấp bội phần. Lúc Cải học đại học, mẹ lại trở bệnh. Được sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Hoàng Năng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, mẹ Cải đã được vào bệnh viện Biên Hòa chữa bệnh không tốn tiền.
Kể về những tháng năm ngồi ghế giảng đường, thầy giáo Cải cho biết: “Tôi cảm thấy may mắn hơn các bạn khác bị tật nguyền, mồ côi vất vả không nơi nương tựa, không được đến trường. Năm 1999, tôi vào đại học, thông qua Đoàn trường Quang Trung và Sở Giáo dục - Đào tạo có giới thiệu nhận học bổng khuyến tài của thành phố, khi ấy có năm sinh viên được nhận 1.200.000đ/học bổng và cấp trong suốt quá trình học đại học. Khi vào đại học, anh chị phân công tôi là Phó Bí thư Đoàn trường kiêm chủ tịch Hội sinh viên. Ngoài việc học tập, nghiên cứu khoa học, tôi cũng tham gia phong trào tổ chức xây dựng Đoàn, Hội; quan tâm đến việc giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tôi được đi học là từ tập thể thầy cô, bạn bè. Cho nên, khi đi học, tôi có thể làm được cái gì cho tập thể là sẽ làm hết sức mình. Khi tốt nghiệp đại học, nhiều nơi mời gọi làm việc nhưng tâm nguyện của tôi, ở nơi nào mình cũng làm công tác giáo dục, ở nơi nào mình cũng có điều kiện giúp đỡ học trò. Tôi nghĩ, quê mình còn nghèo lắm, còn rất nhiều các em học sinh gặp khó khăn nên tôi quyết định quay về ngôi trường xưa Quang Trung, để cùng với thầy cô cũ làm công tác giúp đỡ các bạn nghèo có điều kiện đến trường”.
Thế là gạt bỏ tất cả những lời mời, những cơ hội mang đến cuộc sống thoải mái hơn cho mình, người học trò nghèo Nguyễn Văn Cải, bây giờ là thầy giáo Nguyễn Văn Cải, trở về mái trường xưa, ngôi trường Quang Trung ở huyện Củ Chi, để mong cống hiến sức mình cho nơi đã yêu thương đùm bọc mình.
Ngay năm đầu tiên về, thầy Cải vừa dạy Văn vừa làm trợ lý thanh niên. Tiếp nối truyền thống của thầy cô về việc giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học cũng như qua sự trải nghiệm bản thân vươn lên từ nghèo khó, Cải đã thành lập Câu lạc bộ Khuyến tài cho Hội Khuyến học TPHCM cũng như tham mưu trực tiếp cho thầy Lê Đình Hoe, hiệu trưởng trường Quang Trung thành lập Hội Khuyến học trường THPT Quang Trung.
Chính thức thành lập vào tháng 12-2002, Hội Khuyến học trường THPT Quang Trung là Hội Khuyến học cấp trường đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trường chăm lo các em học sinh nghèo hiếu học từ sự vận động các Mạnh Thường Quân, kể cả du học sinh ở nước ngoài và thầy Nguyễn Văn Cải là một trong những người nhiệt huyết nhất của Hội.
Thầy Cải tâm sự: “Từ lúc còn là học trò, tôi đã quan tâm đến việc giúp bạn vượt khó. Có phong trào này sẽ giúp các bạn khó khăn cùng vươn lên như tôi. Nếu không có sự hỗ trợ này các em sẽ bỏ học ngay thời phổ thông. Kết quả bước đầu cho thấy, nhờ sự hỗ trợ của Hội khuyến học nhà trường, nhiều em vượt qua khó khăn, thi đỗ vào đại học như: Trần Thị Liên, Trần Lê Trung Hiếu... “.
Mô hình Hội Khuyến học cấp trường đầy ý nghĩa và mang tính thiết thực này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ thầy cô, cán bộ trong nhà trường đến các Việt kiều, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm khi biết được thông tin qua báo chí. Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Quỹ đã xây dựng được 13 căn nhà tình thương dành cho học sinh nghèo của trường, cấp học bổng hơn 500 triệu đồng cho khoảng năm trăm học sinh, tặng 20 chiếc xe đạp và dụng cụ học tập, quà lễ, tết….Đó chính là nguồn động viên tinh thần để cho các em có hoàn cảnh khó khăn an tâm học tập tốt.
Trở về trường xưa, thầy giáo Nguyễn Văn Cải không chỉ chăm lo cho hoạt động chuyên môn mà còn rất nhiệt tình, năng nổ tham gia mọi hoạt động để xây dựng trường, chăm lo cho các em học sinh. Giảng dạy rất tốt, hai năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và ngành, nhiều năm liền được Trung ương Đoàn tặng bằng khen, là Đảng viên trẻ của chi bộ trường.
Trả lời câu hỏi của Bí thư Đoàn
trường Nguyễn Huệ, thầy giáo Cải cho biết nỗi trăn trở của mình
trước tình trạng các bạn học sinh không tha thiết với hoạt động
Đoàn. Thầy chân thành cho biết mình đã được tiếp sức rất nhiều và
trưởng thành nhờ có các hoạt động Đoàn
Nói về người học trò xưa, nay đã là
đồng nghiệp, thầy hiệu trưởng đã không giấu được niềm tự hào của mình:
“Sinh hoạt trường, chúng tôi thường lấy tấm gương của thầy Cải để các
em học sinh noi theo. Đây là tấm gương mà theo tôi là hiếm thấy và cần
nhân rộng. Vì nếu có nhiều em học sinh nghèo khó như Cải mà biết vươn
lên trong học tập, cố gắng vươn lên là điều quý cho xã hội, cho đất
nước”.
Thầy giáo Nguyễn Văn Cải được bình chọn là Gương Công dân trẻ thành phố 300 năm; Thanh niên tiên tiến thành phố Hồ Chí Minh ba năm liền; Học trò giỏi hiếu thảo miền Đông Nam bộ; Báo cáo điển hình Người tốt việc tốt cấp thành phố năm 1998; Một trong 50 Gương Sao tháng Giêng toàn quốc đầu tiên do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tuyên dương năm 2000; Một trong “50 Gương hiếu thời nay” – chân dung học trò giỏi hiếu thảo của báo Tuổi Trẻ.
Sau những năm tháng bền chí vượt qua mọi gian khó, Cải đã tìm thấy hạnh phúc, niềm vui cho mình. Bên Cải ngày nay có người vợ hiền phụ anh chăm sóc mẹ, cùng anh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và hai đứa con ngoan. Cải tuy buồn về người chị bị bệnh ung thư vừa qua đời gần giáp năm nhưng bù đắp lại cho anh là niềm vui vì sức khỏe của mẹ anh đã hồi phục được 90%, tinh thần minh mẫn, Cải đang chăm sóc mẹ để mẹ được sống yên vui trọn những tháng ngày còn lại. Và Cải vẫn còn rất nhiều tâm nguyện, nhiều kế hoạch để thực hiện với mong muốn mang lại càng nhiều càng tốt những cơ hội học tập cho các em học sinh nghèo hiếu học.
Cuộc đời của anh ngày xưa là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, việc làm của anh ngày nay là tấm gương cho cái tâm sống vì mọi người. Chúng tôi tin rằng anh sẽ thành công và hạnh phúc trên con đường mà anh đã chọn.
Chia tay thầy giáo Nguyễn Văn Cải trong khi trời vẫn còn mưa bay bay. Chúng tôi càng khâm phục hơn một người con chí hiếu, một trò giỏi vượt khó, một thầy giáo gương mẫu… và chợt nghĩ, đất nước ta còn nghèo tuy đã gia nhập với thế giới nhưng “để sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ mong muốn, thế hệ trẻ cần trang bị kiến thức và tinh thần vượt khó để vươn lên. Tấm gương của thầy giáo Nguyễn Văn Cải tuy nghèo nhưng hiếu học thi đỗ vào ba trường đại học và những tấm gương vượt khó khác đã dệt nên những câu chuyện cổ tích thời hiện đại sẽ là những câu chuyện được kể mãi cho những thế hệ học sinh tiếp nối sau.
Viết xong nhân ngày khai giảng năm học mới 2007 - 2008.
Thầy giáo Nguyễn Văn Cải được bình chọn là Gương Công dân trẻ thành phố 300 năm; Thanh niên tiên tiến thành phố Hồ Chí Minh ba năm liền; Học trò giỏi hiếu thảo miền Đông Nam bộ; Báo cáo điển hình Người tốt việc tốt cấp thành phố năm 1998; Một trong 50 Gương Sao tháng Giêng toàn quốc đầu tiên do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tuyên dương năm 2000; Một trong “50 Gương hiếu thời nay” – chân dung học trò giỏi hiếu thảo của báo Tuổi Trẻ.
Sau những năm tháng bền chí vượt qua mọi gian khó, Cải đã tìm thấy hạnh phúc, niềm vui cho mình. Bên Cải ngày nay có người vợ hiền phụ anh chăm sóc mẹ, cùng anh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và hai đứa con ngoan. Cải tuy buồn về người chị bị bệnh ung thư vừa qua đời gần giáp năm nhưng bù đắp lại cho anh là niềm vui vì sức khỏe của mẹ anh đã hồi phục được 90%, tinh thần minh mẫn, Cải đang chăm sóc mẹ để mẹ được sống yên vui trọn những tháng ngày còn lại. Và Cải vẫn còn rất nhiều tâm nguyện, nhiều kế hoạch để thực hiện với mong muốn mang lại càng nhiều càng tốt những cơ hội học tập cho các em học sinh nghèo hiếu học.
Cuộc đời của anh ngày xưa là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, việc làm của anh ngày nay là tấm gương cho cái tâm sống vì mọi người. Chúng tôi tin rằng anh sẽ thành công và hạnh phúc trên con đường mà anh đã chọn.
Chia tay thầy giáo Nguyễn Văn Cải trong khi trời vẫn còn mưa bay bay. Chúng tôi càng khâm phục hơn một người con chí hiếu, một trò giỏi vượt khó, một thầy giáo gương mẫu… và chợt nghĩ, đất nước ta còn nghèo tuy đã gia nhập với thế giới nhưng “để sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ mong muốn, thế hệ trẻ cần trang bị kiến thức và tinh thần vượt khó để vươn lên. Tấm gương của thầy giáo Nguyễn Văn Cải tuy nghèo nhưng hiếu học thi đỗ vào ba trường đại học và những tấm gương vượt khó khác đã dệt nên những câu chuyện cổ tích thời hiện đại sẽ là những câu chuyện được kể mãi cho những thế hệ học sinh tiếp nối sau.
Viết xong nhân ngày khai giảng năm học mới 2007 - 2008.
(Trích từ www.noiket.com.vn)